- A
- B
- C
- D
- E
- F
- G
- H
- I
- J
- K
- L
- M
- N
- O
- P
- Q
- R
- S
- T
- U
- V
- W
- X
- Y
- Z
- #
Diseases & Conditions
Easy-to-understand answers about diseases and conditions
-
Ngứa vùng bẹn
Ngứa vùng bẹn là một bệnh nhiễm nấm da gây phát ban, ngứa ở vùng háng và đùi trong trên cơ thể, có hình dạng như một chiếc nhẫn, gọi là tinea cruris. Triệu chứng này xảy ra phổ biến ở những người đổ mồ hôi nhiều, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Đồng thời, ngứa vùng bẹn thường khỏi sau 1 đến 3 tuần bằng cách sử dụng kem chống nấm và tự chăm sóc tại nhà.
Ngứa vùng bẹn gây phát ban và ngứa ở háng. (Nguồn: Internet)
-
Nhiễm nấm âm đạo
Nhiễm nấm âm đạo là bệnh gây kích ứng, tiết dịch và ngứa dữ dội ở âm đạo và âm hộ, các mô ở cửa âm đạo. Nhiễm nấm âm đạo không được coi là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm sẽ tăng lên ở thời điểm quan hệ tình dục thường xuyên. Ngoài ra còn có một số bằng chứng cho thấy nhiễm trùng có thể liên quan đến việc quan hệ tình dục bằng miệng. Hiện nay có một số loại thuốc có thể giúp điều trị nhiễm nấm âm đạo hiệu quả. Tuy nhiên, nếu tình trạng này này tái phát nhiều lần, bạn có thể phải cần đến một liệu trình điều trị kéo dài và khắt khe hơn.
Nhiễm nấm âm đạo gây ngứa và kích ứng vùng âm đạo. (Nguồn: Internet)
-
Nếp nhăn
Nếp nhăn là những nếp gấp xuất hiện trên da, đặc biệt là vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mặt, cổ, bàn tay và cẳng tay. Tình trạng này là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa. Mặc dù yếu tố di truyền thường quyết định đến cấu trúc và kết cấu của da nhưng việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính gây ra nếp nhăn, đặc biệt đối với những người có làn da sáng. Các chất ô nhiễm và hút thuốc cũng góp phần gây ra nếp nhăn. Nếu các nếp nhăn làm bạn khó chịu, mất tự tin thì sử dụng một số phương pháp như uống thuốc, tái tạo bề mặt da, chất làm đầy, thậm chí là phẫu thuật có thể giúp điều trị nếp nhăn hiệu quả.
Nếp nhăn xuất hiện do quá trình lão hóa da. (Nguồn: Internet)
-
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là tình trạng nhiễm trùng các bộ phận của hệ tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng này đều liên quan đến bàng quang và niệu đạo. Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra ở bàng quang gây ra đau đớn và khó chịu. Tuy nhiên, khi tình trạng này lây lan đến thận có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng. Phương pháp điều trị UTI thường thấy là sử dụng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, một số biện pháp cũng được khuyến khích để giảm nguy cơ mắc bệnh ngay từ đầu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra ở bàng quang gây ra đau đớn và khó chịu. (Nguồn: Internet)
-
Nhện cắn
Nhện là một loài động vật săn mồi, không có xương sống thuộc ngành chân khớp, lớp hình nhện. Loài nhện không tấn công kẻ địch trừ khi bị đe dọa và vết cắn của nó có thể gây mẩn đỏ, đau và sưng tấy, nhưng thường vô hại. Trên thế giới có rất ít loài nhện có răng nanh đủ dài để xuyên qua da và nọc độc đủ mạnh để làm tổn thương con người. Tuy nhiên, một số loài như nhện góa phụ hoặc nhện ẩn dật có khả năng gây ra các triệu chứng nghiêm trọng.
-
Ngứa da
Da bị ngứa là hiện tượng phổ biến, thường có cảm giác khó chịu khiến bạn muốn gãi trên vùng do đó. Điều này thường được gây ra bởi da bị mất nước và nghiêm trọng hơn ở người lớn tuổi. Các triệu chứng của ngứa da có thể khác nhau tùy từng trường hợp, bề ngoài của da không thay đổi hoặc có thể xuất hiện dấu hiệu viêm, kết cấu thô ráp hay thậm chí là sưng tấy. Việc gãi liên tục sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến vùng da dày lên, và có nguy cơ chảy máu hoặc nhiễm trùng. Các thói quen tự chăm sóc bao gồm thuốc làm mềm da, sử dụng chất tẩy rửa nhẹ và tắm nước ấm thường xuyên có thể giúp giảm đau trong thời gian ngắn. Tuy nhiên về mặt lâu dài, bạn cần có một phác đồ điều trị từ nguyên nhân để tránh các biến chứng sau này. Các liệu trình điều trị tiêu chuẩn thường bao gồm việc bôi thuốc mỡ, sử dụng băng ẩm và dược phẩm chống ngứa.
Ngứa da gây cảm giác khó chịu ở cánh tay. (Nguồn: Internet)
-
Nhiễm trùng tai
Nhiễm trùng tai hay còn gọi là viêm tai giữa cấp tính, là tình trạng nhiễm trùng tai giữa nằm phía sau màng nhĩ. Nơi chứa các xương rung mỏng manh truyền âm thanh từ ống tai ngoài đến tai trong. Tai giữa ở trẻ em dễ bị nhiễm trùng hơn người lớn do sự khác biệt về cấu trúc cơ thể. Đặc biệt, tình trạng này xuất hiện nhiều ở trẻ độ tuổi mẫu giáo mà đỉnh điểm là từ 6-18 tháng tuổi. Nhiễm trùng tai Khi bị nhiễm trùng tai, các ống eustachian nối tai giữa với cổ họng bị sưng lên dẫn đến tắc nghẽn do dịch nhầy tiết ra. Các ống này có chức năng cân bằng áp suất và dẫn lưu chất lỏng ở cả hai bên màng nhĩ. Vì vậy, khi bị tắc nghẽn, áp suất âm sẽ phát triển trong khoang tai giữa làm suy yếu khả năng thông gió và thoát nước của khoang, khiến chất nhầy tích tụ. Chất lỏng ứ đọng trong khoang tai là nơi sinh sản lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nhiễm trùng và gây các triệu chứng liên quan như đau tai, sốt nhẹ và khó nghe. Nhiễm trùng tai tái phát nhiều lần gây ra các vấn đề về thính giác và các biến chứng nghiêm trọng khác nếu không được điều trị đúng cách.
-
Nghiện ma túy
Nghiện ma túy hay còn gọi là rối loạn sử dụng chất gây nghiện, là một căn bệnh ảnh hưởng đến não bộ và hành vi của con người. Người mắc phải tình trạng này thường sử dụng ma túy bất chấp ngay cả khi nhận thức được hậu quả mà nó gây ra. Từ đó, dẫn đến việc mất khả năng kiểm soát khi sử dụng một số loại thuốc hoặc dược phẩm bất hợp pháp. Các chất như rượu, cần sa, nicotin cũng được xem là ma túy. Nghiện ma túy thường bắt đầu bằng việc tò mò về tác dụng các loại chất gây nghiện. Vì vậy, nhiều người lựa chọn việc dùng thử dẫn đến lạm dụng thuốc gây ra nghiện. Khi não thích nghi với sự hiện diện của các chất ma túy, dẫn đến sự phụ thuộc về tâm lý và thể chất. Điều này làm cho việc ngưng sử dụng thuốc sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu, căng thẳng khó kiểm soát được. Để có thể chấm dứt cơn nghiện, cần có các phương pháp cai nghiện và điều trị phù hợp dựa trên hành vi, nhận thức của người nghiện và sự hỗ trợ tích cực từ gia đình.
-
Nhiệt miệng
Nhiệt miệng (loét aphthous) là những tổn thương nhỏ và nông phát triển trên các mô mềm của miệng hoặc nướu. Không giống với vết loét lạnh, nhiệt miệng không xuất hiện trên bề mặt môi và chúng không lây nhiễm. Mặc dù nhiệt miệng có thể gây đau đớn, khiến việc ăn uống và nói chuyện trở nên khó khăn nhưng chúng thường tự khỏi trong vòng một hoặc hai tuần. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ nếu bạn gặp phải vết loét miệng lớn, đau đớn bất thường hoặc nếu chúng không hết sớm. Nhờ bác sĩ thăm khám và chẩn đoán sẽ giúp xác định xem có những nguyên nhân nào làm tăng độ nghiêm trọng của vết loét để có phương án điều trị thích hợp.
-
Nấm da chân
Nấm da chân là một bệnh nhiễm trùng da do nấm ở giữa các ngón chân. Đây là dạng bệnh thường xuất hiện ở những người có bàn chân hay đổ mồ hôi quá nhiều do đi giày dép quá chật. Các triệu chứng của bệnh nấm da chân như phát ban, ngứa, có vảy, viêm nhiễm do tiếp xúc bề mặt bẩn như sàn nhà, khăn tắm hoặc quần áo. Bệnh nấm da chân có những điểm tương đồng với các bệnh nhiễm nấm khác như nấm ngoài da và ngứa vùng bẹn. Mặc dù bệnh có thể được kiểm soát bằng thuốc chống nấm nhưng tình trạng tái phát vẫn thường xảy ra.
-
Nghiện rượu
Rối loại sử dụng rượu (RUSR) là biểu hiện sử dụng rượu quá mức đẫn đến mất kiểm soát và gây ra nhiều vấn đề liên quan sức khỏe và xã hội. Điển hình như: đau nửa đầu, mệt mỏi, cảm thấy “khát” rượu. Hoặc gây ra hành vi xã hội tiêu cực như không chấp hành luật pháp, vi phạm đạo đức… Nếu bạn đang thói quen uống rượu dẫn đến các vấn đề đó, bạn có thể mắc phải RUSR. Mức độ nghiêm trọng của RUSR có thể biến đổi từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, thậm chí cả RUSR nhẹ cũng có thể tiến triển thành mức nghiêm trọng và gây ra các vấn đề lớn hơn, do đó, việc điều trị sớm là rất quan trọng.
-
Nhiễm trùng tai
Nhiễm trùng tai, còn được gọi là viêm tai giữa cấp tính, đề cập đến tình trạng nhiễm trùng ở tai giữa, một không gian chứa đầy không khí nằm phía sau màng nhĩ và chứa các xương rung nhỏ của tai. Thông thường, trẻ em dễ bị nhiễm trùng tai hơn người lớn. Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng tai có thể tự khỏi. Do đó, cách tiếp cận ban đầu để điều trị có thể bao gồm kiểm soát và theo dõi cơn đau. Tuy nhiên, kháng sinh có thể được yêu cầu để loại bỏ nhiễm trùng. Một số cá nhân có thể dễ bị nhiễm trùng tai tái phát, dẫn đến các biến chứng như các vấn đề về thính giác và các vấn đề nghiêm trọng khác.
-
Nail fungus
Nail fungus, medically known as onychomycosis (on-ih-koh-my-KOH-sis), is a prevalent nail infection. It initiates as a white or yellow-brown spot beneath the tip of your toenail or fingernail. As the fungal infection progresses, the affected nail might darken, thicken, and become brittle at the edges. This condition can impact multiple nails simultaneously. In cases where the infection is mild and doesn’t cause discomfort, treatment may not be necessary. For those experiencing painful nail fungus leading to thickened nails, a combination of self-care measures and medications can offer relief. However, it’s important to note that even with successful treatment, nail fungus recurrence is common. Nail fungus can also manifest as athlete’s foot (tinea pedis) when it affects the skin between your toes and the soles of your feet. If you encounter nail fungus, addressing the condition early can help prevent its progression and recurrence.